Dự Án TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

Giới thiệu

Bạn là nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn lại không am hiểu về các hồ sơ, thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

 

Bạn lo lắng không biết bắt đầu từ đâu hay đơn giản chuẩn bị hồ sơ những gì?

 

Bạn băn khoăn không biết thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Nhằm giải quyết những rắc rối mà cá nhân, tổ chức nước ngoài mắc phải.

 

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể của Lộc Đỉnh Phát về quy trình, hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị trước để bạn tham khảo. Đừng bỏ lỡ!!!

 

Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

 

Đối tượng áp dụng việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

 

Dựa vào Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2014 quy định đối tượng được quyền thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài gồm:

 

Cá nhân, tổ chức có kế hoạch, dự định thành lập trực tiếp công ty 100% nguồn nước ngoài.

 

Cá nhân/tổ chức dự định thành lập công ty có một phần vốn nước ngoài tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng BCC.

​ 

Điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

 

Để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nhanh chóng, hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định thì chủ doanh nghiệp cần lưu ý những điều kiện chung dươi đây:

 

Các lĩnh vực bị cấm đầu tư

 

  • Đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

 

  • Đầu tư các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

 

  • Đầu tư các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường

 

  • Đầu tư các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế

 

  • Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

  • Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định.

 

Điều kiện cụ thể trong từng lĩnh vực

 

a. Lĩnh vực sản xuất

 

Nhà đầu tư nước ngoài có đảm bảo địa điểm thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch của địa phương. Đồng thời, phải có năng lực về tài chính thực hiện và đảm bảo điều kiện về môi trường.

 

b. Lĩnh vực thương mại

 

Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án, năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện. Việc xuất, nhập và phân phối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc trường hợp cấm, hạn chế xuất khẩu và phù hợp với cam kết khi gia nhập vào WTO.

 

Đáp ứng với các chứng chỉ hành nghề, điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp định theo đúng quy định trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó, đáp ứng tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong từng dự án cụ thể.

 

c. Lĩnh vực dịch vụ

 

Nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa khi gia nhập vào WTO. Đồng thời, đảm bảo các điều kiện theo các cam kết về dịch vụ của Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài còn đảm bảo có địa điểm, kinh nghiệm thực hiện và tài chính thực hiện dự án.

 

Các hình thức thành lập công ty có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

 

Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư bằng cách chứng minh, xác nhận số dư trong tài khoản lớn hơn hoặc bằng so với số đầu tư của nhà đầu tư đó.

 

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư của công ty, tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

 

Kết quả nhận được là giấy chứng nhận đầu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu.

 

Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

 

Đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ công ty Việt Nam

 

Bước 1: Làm thủ tục cổ đông nước ngoài mua lại hoặc góp vốn thêm vào công ty Việt Nam

 

Bước 2: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty Việt Nam. Lưu ý, với hình thức này nhà đầu tư không cần chứng minh số vốn góp, đồng nghĩa việc không cần xác nhận số dư trong tài khoản nhân hàng.

 

Kết quả nhận được mẫu thông báo về việc nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

 

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị những thông tin gì?

  

Đăng ký giấy chứng nhận đầu tư

 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

 

- Cung cấp sao y, công chứng 2 bản tại Việt Nam đối hộ chiếu của cá nhân

 

- 1 bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của cá nhân lớn hơn với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam được hợp thức hóa lãnh sự

 

- 1 bản hợp đồng thuê trụ sở.

 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

 

- Bản sao Giấy phép kinh doanh của tổ chức nước ngoài được hợp thức hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức.

 

- Sao y công chứng 2 bản tại Việt Nam Hộ chiếu cá nhân thay mặt tổ chức quản lý thành lập công ty tại Việt Nam .

 

- 1 bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư lớn hơn với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam được hợp thức hóa lãnh sự

 

- 1 bản hợp đồng thuê trụ sở.

 

Đăng ký góp vốn, mua lại cổ phần công ty tại Việt Nam

 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

 

- Cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh của tổ chức nước ngoài được hợp thức hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư.

 

- Sao y công chứng 2 bản tại Việt Nam Hộ chiếu cá nhân thay mặt tham gia góp vốn vào công ty tại Việt Nam.

 

- Hợp đồng thuê trụ sở.

 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

 

- Cung cấp sao y, công chứng 2 bản tại Việt Nam đối hộ chiếu nhà đầu tư.

 

- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục)

 

- Hợp đồng thuê trụ sở.

 

Quy trình cụ thể thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 

Bước 1Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư với dự án kinh doanh tại Việt Nam.

 

Hồ sơ bao gồm:

 

- Văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính

 

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

 

- Văn bản đề xuất dự án đầu tư

 

- Bản giải trình về việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa

 

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu

 

- Hợp đồng thuê trụ sở công chứng (do cá nhân/ đại diện tổ chức nước ngoài ký)

 

- Văn bản Xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.

 

- Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổi chức nước ngoài)

 

- Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm (đối với tổ chức nước ngoài)

 

Cơ quan nộp: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại phòng đăng ký đầu tư tỉnh/ thành phố

 

Thời gian: 20 -25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

 

Bước 2Thực hiện thủ tục thành lập công ty sau khi cấp  giấy chứng nhận đầu tư

 

Ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp

 

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

 

- Điều lệ công ty.

 

- Danh sách thành viên/  Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

 

- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

 

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

 

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

 

- Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý;

 

- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);

 

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

 

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh

 

Thời gian: 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

 

Bước 3: Nhận kết quả (giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu) và hoàn tất các thủ tục liên quan về thuế.

 

Sau khi trải qua thời gian từ 30- 35 ngày, cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được kết quả bao gồm:

 

- Giấy chứng nhận đăng ký đăng ký đầu tư.

 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

- Con dấu

 

- Thông báo mẫu dấu

 

- GXN công bố

 

·- Thông báo thuế.

 

Lưu ý: Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bắt buộc phải đăng ký doanh nghiệp công khai trên Cổ thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

 

Để nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ pháp lý, nhà đầu tư cần nắm rõ các bước thực hiện như sau:

 

Bước 1: Tiến hành làm mẫu thông báo mua lại hoặc góp vốn vào công ty Việt Nam cho chủ đầu tư nước ngoài. Thực hiện thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn của cá nhân, tổ chức nước ngoài:

 

Hồ sơ bao gồm:

 

- Tổ chức:

 

+ Cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh của tổ chức nước ngoài được hợp thức hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư.

 

+ Sao y công chứng 2 bản tại Việt Nam Hộ chiếu cá nhân thay mặt tham gia góp vốn vào công ty tại Việt Nam,

 

- Cá nhân:

 

+ Cung cấp sao y, công chứng 2 bản tại Việt Nam đối hộ chiếu nhà đầu tư.

 

+ Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục)

 

+ Hợp đồng thuê trụ sở.

 

Lưu ý:

 

Nếu đầu tư gián tiếp thì không cần cung cấp xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư lớn hơn với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam đối với Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Nếu các tỉnh khác thì cần cung cấp giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư lớn hơn với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam và được hợp thức hóa một bản.

 

Thủ tục:

 

Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký đầu tư tỉnh/ thành phố

 

Thời gian: 

 

Sau 14 – 20 ngày làm việc, phòng đăng ký đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung của doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp đạt theo yêu cầu. Nhà đầu tư tiếp tục

 

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư được cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần. Tiếp tục thực hiện chuyển nhượng bằng cách thay đổi giấy phép kinh doanh của công ty Việt Nam.

 

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng bằng cách thay đổi giấy phép kinh doanh của cá nhân/ tổ chức sang cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài.

 

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm:

 

- Biên bản họp, quyết định (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần), Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người nước ngoài

 

- Hợp đồng chuyển nhượng + biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng

 

- Hộ chiếu công chứng (cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đổi với tổ chức)

 

- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.

 

- Chứng minh thư công chứng (người được ủy quyền, trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)

 

- Văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần, phần vốn góp (bản gốc)

 

Thủ tụcNộp hồ sơ qua mạng: Doanh nghiệp tiến hành scan các văn bản giấy tờ trên và nôp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn

 

Thời gian: Sau 5-7 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư và lấy giấy phép đăng ký doanh nghiệp trong ngày.

 

Bước 3: Nhận kết quả giấy

 

- Sau khi trải qua thời gian từ 20- 25 ngày, cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được kết quả bao gồm:

 

- Giấy xác nhận nhà đầu tư nước ngoài đủ diều kiện góp vốn vào công ty tại Việt Nam

 

- Thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 

- Giấy xác nhận công bố

 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

- Con dấu

 

- Thông báo mẫu dấu

 

- GXN công bố

 

- Thông báo thuế.

 

Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

Không thể phủ nhận hầu hết các nhà đầu tư khi đến Việt Nam đều gặp ít nhiều rắc rối về thủ tục pháp lý, hồ sơ, giấy phép kinh doanh hợp pháp. Một trong những giải pháp thiết thực hiện nay là sử dụng dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Tại đây, nhà đầu tư được nhân viên pháp lý tư vấn, hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện, hồ sơ chuẩn bị để khách hàng tham khảo.

 

- Khách hàng được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh…

 

- Soạn thảo nhanh chóng hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài.

 

- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thành lập công ty 100% có vốn nước ngoài.

 

- Tư vấn tất các các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài.